Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

10 Lễ hội truyền thống tại Ninh Bình - Du lịch Chào Việt Nam

10 Lễ hội truyền thống tại Ninh Bình

Đăng lúc: 17-01-2018 - Đã xem: 1645


Đầu xuân là khoảng thời gian đất trời và con người được cùng giao hòa, là dịp tế lễ các vị thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Du lịch Ninh Bình tham gia các lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội làng Yên Vệ, lễ hội Phủ Chợ,… du khách sẽ được tìm hiểm văn hóa phong tục của người dân bản địa và cùng tham gia các trò chơi hấp dẫn đấu vật, nấu cơm, làm bánh, kéo co,…
Xem thêm:
1. Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở Ninh Bình diễn ra hàng năm bắt đầu từ ngày 6 tháng giêng âm lịch, kéo dài cho đến hết tháng 3. Hội được tổ chức tại chùa Bái Đính, nằm ở thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.
 
Lễ hội Chùa Bái Đính

Hình thức lễ hội gồm có hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ thường tổ chức dâng hương, tưởng nhớ những vị anh hùng, các vị anh hào, danh nhân có công lớn với nước với dân như Lý Quốc Sư, Đinh Bộ Lĩnh, … ngoài ra còn có lễ dâng hương lên thánh Cao Sơn, bà chúa Thượng Ngàn và tín ngưỡng thờ Phật. Phần hội được tổ chức sôi động náo nhiệt với các hoạt động lý thú và các trò chơi dân gian như: đánh cờ, đấu vật, ...
Nhiều du khách đã hình thành thói quen tham gia lễ hội chùa Bái Đính vào đúng ngày khai hội. Trong không gian nô nức, đông đảo du khách thập phương hướng về tham quan, chiêm bái, cảm nhận được sự đâm chồi nảy lộc, sung túc, yên vui là sự khởi đầu tốt đẹp cho cả năm.
 
2. Lễ hội đền Áp Lãng
Ban thờ Áp Lãng Chân Nhân  ở đền Nhân Phẩm, Yên Mô, Ninh Bình
Lễ hội đền Áp Lãng là một lễ hội khá nổi tiếng ở Ninh Bình, rất được người dân mong chờ và thu hút nhiều du khách lui tới. Lễ hội đền Áp Lãng được tổ chức hàng năm đúng dịp ngày mùng 6 Tết âm lịch. Lễ hội được diễn ra ở đền Áp Lãng thuộc thôn Yên Phẩm, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô.
 Đình Phù Sa, Yên Mô, Ninh Bình

Đền Áp Lãng là một ngôi đền thiêng có tiếng lâu đời, thờ vị Áp Lãng Chân Nhân. Đến tham gia lễ hội để được chứng kiến nhiều nghi thức tế lễ truyền thống vừa thưởng thức khung cảnh non xanh nước biếc, thả lỏng, thư thái của ngày đầu năm. 
 
3. Lễ hội Phủ Chợ
Lễ hội Phủ Chợ được tổ chức hàng năm vào đúng ngày mùng 1 Tết âm lịch tại xã trường Yên, cố đô Hoa Lư xưa. Đây được xem là lễ hội rất được mong chờ của người dân ở đây vì tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới, tụ họp người dân trong vùng và nhiều du khách thập phương.
Các hoạt động được tổ chức vui vẻ, sôi nổi cũng mang đầy hương vị truyền thống lâu đời như hát ca trù tưởng nhớ ông thờ Ngũ Lầu Đại Vương, phụ trách ca hát và bà tổ hát chèo Phạm Thị Trân cùng các trò chơi dân gian thú vị.
4. Lễ hội làng Yên Vệ
Là một lễ hội làng truyền thống được tổ chức vào dịp đầu năm vào đúng ngày mùng 4 Tết âm lịch tại làng Yên Vệ xã Khánh Phú, Yên Khánh. Đây là một hoạt động truyền thống của làng diễn ra hàng năm, được xem như cơ hội để nhân dân trong vùng được tụ hội vui chơi trong năm. Lễ hội làng được tổ chức tại đền thờ Nguyễn Minh Không và chùa Phúc Long thu hút người dân ở các vùng lân cận mà còn nhiều du khách đến từ phương xa.
 
Lễ hội làng Yên Vệ
  
5. Lễ hội Phủ Vật
Cố đô Hoa Lư xưa là mảnh đất của bao vị người tài, tướng giỏi có ơn với ngước với dân. Để tưởng nhớ công ơn của ông Cẩm Trà Đại Vương, là người phụ trách tuyển quân lính vào kinh thành Hoa Lư xưa mà nhân dân ở đây hàng năm sẽ tổ chức lễ hội Phủ Vật vào mùng 6 Tết âm lịch. Lễ hội có phần lễ dâng hương tưởng nhớ và phần hội đặc sắc với hội vật tuyển quân miêu tả lại hội tuyển quân của người xưa. 
 
6. Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê
Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê là một lễ hội được tổ chức vào dịp trung tuần tháng giêng âm lịch tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô.
Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Trong không khí ăn tết ngày rằm tháng giêng thì lễ hội được tổ chức đúng vào ngày 14 tháng giêng âm lịch. Lễ hội thể hiện được nét đẹp của những hội làng truyền thống miền Bắc Bộ với việc tổ chức tế lễ, dâng hương suy tôn công đức của những bậc tiền bối lập ra làng xã. Ngoài ra còn có dâng hương tế lễ, kính báo lên Thành Hoàng, tổ tiên gia tiên về sự thành đạt, hiếu học của con em các họ trong làng và bố cáo thành tích của làng đã làm được trong năm qua.
7. Lễ hội chùa Nhất Trụ
Chùa Nhất Trụ là một ngôi chùa nổi tiếng ở Ninh Bình, năm 2015 cột kinh Phật của chùa Nhất Trụ được Chính Phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Ngôi chùa này cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh không chỉ nhân dân trong thôn mà còn nhiều du khách phương xa.Lễ hội chùa Nhất Trụ được tổ chức hàng năm vào đúng ngày rằm tháng riêng tức ngày 15 tháng 1 âm lịch. Phần lễ diễn ra với hoạt động cúng Phật cầu nguyện cho quốc thái dân an, phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc như lễ khao tống thuyền rồng, …
 
Lễ hội chùa Nhất Trụ
 
8. Lễ hội đền La
Lễ hội đền La được tổ chức hàng năm vào dịp từ 13 đến 15 tháng giêng âm lịch ở thôn La Phù, xã Yên Thành, huyện Yên Mô. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của hai vị vua thời Hậu Trần đó là vua Giản Định Đế và Trùng Quang Đế.
Lễ hội có hoạt động rước kiệu quanh đền, lễ dâng hương, đọc văn tế. Bên cạnh đó, phần hội có hoạt động, trò chơi dân gian như: đánh đu, kéo chữ, đánh cờ và múa hát. Ngày lễ hội có tục dâng “Xôi Vựng”. Đây là một loại xôi được chế biến rất kỳ công bởi nhiều công đoạn tuyển chọn đặc biệt. Xôi vừa là tấm lòng vừa là sự thành kính của người dân nơi đây.
 
Lễ hội đền La
 
9. Lễ hội chùa Địch Lộng
Chùa Địch Lộng là một ngôi chùa ghi dấu ấn đặc sắc về kiến trúc, nằm ở lưng chừng núi thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn. Lễ hội chùa Địch Lộng thường được diễn ra hàng năm vào ngày mùng 6, mùng 7 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội có phần lễ dâng hương lễ phật như ở nhiều lễ hội khác, phần hội thì có nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn như: các trò chơi dân gian múa rồng, chơi cờ tướng, thi viết chữ Nho, …
 
Lễ hội chùa Địch Lộng
 
10. Lễ hội đến Thái Vi
Lễ hội đền Thái Vi là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Ninh Bình được tổ chức hàng năm vào dịp tháng 3 âm lịch từ ngày 14 đến 17 tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là một ngày hội lớn để tưởng nhớ công lao của các vị vua nhà Trần có công với dân với nước.
Lễ hội đến Thái Vi
Phần lễ được diễn ra với hai hình thức chính là rước kiệu và tế. Rước kiệu có xuất hiện ở khá nhiều lễ hội nhưng lễ rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn mà trên 30 đoàn trong xã và cả tỉnh Ninh Bình. Thực hiện xong nghi thức rước kiệu là phần tế. Tế là phần nghi thức rất quan trọng được diễn ra trước đền Thái Vi. Phần hội là phần được người dân mong đợi nhất với nhiều trò chơi dân gian thú vị như múa rồng, múa lân, đánh cờ người, bơi thuyền, đấu vật, …

Theo trang web Du lịch Chào Việt Nam - Welcome Vietnam Tour:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét